Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Kế toán Xây dựng

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, kế toán công trình

Các kinh nghiệm thực tế khi làm kế toán xây dựng, hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm công trình xây dựng

Cách viết hóa đơn GTGT trong công trình xây dựng

Thứ Năm, 02:53CH 31/03/2016

Thời gian xuất hóa đơn công trình xây dựng là khi nào? Bài viết này Kế toán Hương Giang xin hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng, thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.

Cách viết hóa đơn GTGT trong công trình xây dựng

 

1. Thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng
 
Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
 
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là THỜI ĐIỂM nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thànhKHÔNGphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụthì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều => Phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

- Nếu DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì NGÀY lập hóa đơn là 
NGÀY THU TIỀN."
           Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT.

Lưu ý:
- DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, => Phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.
          Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.
 
- Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì => Lập hóa đơn điều chỉnh, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
 

Xem thêm: Cách viết hóa đơn điều chỉnh


2. Thời điểm xác định thuế GTGT 

Theo khoản 5 điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: 
"5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."

3. Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN:

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 quy định;
"Điều 5. Doanh thu
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị."


Như vậy:
Các khoản tạm ứng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131.
- Khi nào xuất hóa đơn thì phản ánh doanh thu.

- Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) => gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn =>Thanh toán xuất hóa đơn luôn.
 
Giai đoạn 1:
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1
- Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1
- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1
=> Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1.
 
Giai đoạn 2: 
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2
- Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2
- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2
=> xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2……………….cho đến khi kết thúc công trình.
 
=> Kết thúc công trình = Các giai đoạn cộng lại:
- Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
=> Xuất hóa đơn GTGT phần còn lại  + thanh lý hợp đồng

Nhưng thực tế:
 
= > Mỗi lần ứng là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng. Do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì làm:
- Biên bản nghiệm thu.
- Xác nhận giai đoạn theo dạng cuốn chiếu kiểu này cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn
- Loại công trình hoàn thành đại cục.
 
 => Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => tiến hành nghiệp thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

=> Kết thúc công trình:
- B
iên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
=> Xuất hóa đơn GTGT + thanh lý hợp đồng


Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 151K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.