Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Tài sản cố định - CCDC

Kế toán tài sản cố định - công cụ dụng cụ

Hướng dẫn các bạn hoặc và làm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phương pháp trích khấu hao, nguyên tắc trích khấu hao

Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ

Thứ Bảy, 10:32SA 23/06/2018

Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ

Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ
Hình ảnh minh họa

 

Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ

Chi phí lãi vay khi mua tài sản cố định
- Xử lý khi Công ty khi mua xe ô tô có phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng?
- Xác định nguyên giá của TSCĐ?

Phần I:

- Căn cứ điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định:
Theo đó:

+Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ)= là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”

+ Vay Ngân hàng để mua sắm tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị về phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( bào gồm cả lãi tiền vay phải trả trong thời gian lắp đặt, chạy thử) ĐƯỢC TÍNH VÀO NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
= > Như vậy chi phí lãi vay được vốn hóa tính vào nguyên giá tài sản trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang, và được phân bổ vào chi phí khấu hao

1. Hạch toán vào Nguyên giá TSCĐ : khi TSCĐ đó mua về đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử chưa chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD, lúc này thì lãi vay phát sinh trong giai đoạn này được vốn hóa đưa vào Nguyên Gía TSCĐ

2. Hạch toán vào TK 635 : là khi TSCĐ đó chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD => lúc này lãi vay phát sinh sẽ hạch toán vào TK 635 chứ không còn được vốn hóa như lúc mua sắm xây dựng cơ bản dở dang.

1862

Hình ảnh: Chi phí lãi vay khi mua tài sản cố định

Phần II:

Chế độ kế toán Chuẩn mực số 3: Tài sản cố định hữu hình

Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ HỮU HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP

TSCĐ hữu hình mua sắm

+. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) , các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

+. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

Phần III: Ví dụ

+ Mua sắm xe đầu kéo: ghi theo giá trên hóa đơn

-Ngày 01/01/2016: 03 chiếc
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413)=2.000.000.000x3=6.000.000.000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) =600.000.000
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 6.600.000.000

+ Mua sắm sắt tấm để làm Thùng:

-Ngày 02/01/2016

-Vật liệu: thép tấm 
Nợ TK 152=300.000.000x3=900.000.000
Nợ TK 1331=900.000.000
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 990.000.000

- Xuất dùng 
Nợ TK 241=900.000.000
Có TK 152= 900.000.000

- Nhân công:
+Ngày 01/01/2016-30/06/2016
Nợ TK 622 =100.000.000
Có TK 334 = 100.000.000
Nợ TK 334 =100.000.000
Có TK 1111 = 100.000.000
- Dầu chạy thử máy 
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413) =16.000.000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) =1.600.000
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 17.600.000

+ Vay ngân hàng: 4.000.000.000 lãi xuất 8%/năm

- Lãi vay từ tháng 1- 6=6 tháng
- Chi phí lãi vay = 4.000.000.000*8%/năm/12*6=160.000.000
Nợ TK 241 =160.000.000
Có TK 112 = 160.000.000

Chú ý: Những tháng tiếp theo từ tháng 7 trở đi chi phí lãi vay tính vào TK 635

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN

- Xe được nghiệm thu hoàn thành sau khi chạy thử lúc 1/7/2016
- Kế toán tập hợp chi phí xác định nguyên giá tài sản đưa vào sử dụng làm căn cứ khấu hao phân bổ
NGUYÊN GIÁ=6.000.000.000+900.000.000+100.000.000+16.000.000+160.000.000= 7.176.000.000

Chú ý : Đính kèm Công văn 36600/CT-HTr ngày 01/06/2016 V/V trả lời chính sách thuế TNDN về tài sản cố định

giangmeo
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 78K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.