Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Tài sản cố định - CCDC

Kế toán tài sản cố định - công cụ dụng cụ

Hướng dẫn các bạn hoặc và làm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phương pháp trích khấu hao, nguyên tắc trích khấu hao

Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần

Thứ Ba, 04:53CH 05/04/2016

Hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh theo Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính (có hiệu lực từ ngày 10/06/2013).

Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần

1. Cách xác định mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:
 
a. Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:
 
- Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của TSCĐ theo quy định tại: “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư Số 45/2013/TT-BTC”

Chi tiết xem tại đây: Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định
 
b. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ:
 

Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh

 
Trong đó:

- Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
 

Tỷ lệ khấu khao nhanh
(%)
= Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh

 
+/ Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
 

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 X 100
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

 
+/ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
 

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh
(lần)
Đến 4 năm ( t <,= 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t <,= 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5


- Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
 
- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
 

2. Ví dụ cụ thể:

 
Ví dụ: Công Ty A mua một TSCĐ mới nguyên giá là 50 triệu đồng.
- Thời gian trích khấu hao của TSCĐ đó là 5 năm.
 
Cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:
 
a. Xác định mức khấu hao hàng năm:
 
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng: = 1/5 X 100 = 20%.
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần = 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) =40%
- Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm
1 50.000.000 50.000.000 x 40% 20.000.000 1.666.666 20.000.000
2 30.000.000 30.000.000 x 40% 12.000.000 1.000.000 32.000.000
3 18.000.000 18.000.000 x 40% 7.200.000 600.000 39.200.000
4 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 44.600.000
5 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 50.000.000


Trong đó:

- Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ 1 đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

- Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)].
 
 

Xem thêm: Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định


Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 153K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.