Giám đốc DNTN, Công ty TNHH 1 thành viên có cần tham gia bảo hiểm không?
Thứ Năm, 04:31CH 07/04/2016
Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có cần tham gia bảo xã hội không? Bài viết này Kế toán Hương Giang xin giải đáp vướng mắc đó của các bạn.
Theo điểm 1.3 Điều 4 Mục 1 Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:
1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
1.3. Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc các chức danh quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Doanh nghiệp, gồm: chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bao gồm:
2.3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) và Luật Đầu tư.
2.5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
2.6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2.7. Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật."
KẾT LUẬN:
- Dù là lao động (ký hợp đồng lao động > 3 tháng) hay là giám đốc DNTN, giám đốc các công ty đều phải tham gia BHXH bắt buộc.
Lưu ý: Tiền lương của GĐ DNTN, Công ty TNHH 1 thành viên thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Nhưng các khoản trích theo lương thì vẫn được tính vào chi phí được trừ.
- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BH cho GĐ thì các bạn có thể tự xây dung chỉ cần đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm:
1. Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;"
2. Theo Luật BẢO HIỂM Y TẾ số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008
"Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)."
3. Theo Luật LÀM VIỆC số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định:
"Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này."
Đăng bởi: Giang Mèo
Hãy nhấn Thích nếu thấy bài viết bổ ích để cổ vũ cho người đăng . Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục
bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.