Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - info@ketoanhuonggiang.com Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 218 - Bùi Dương Lịch - Hưng Đông - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Tài sản cố định - CCDC

Kế toán tài sản cố định - công cụ dụng cụ

Hướng dẫn các bạn hoặc và làm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phương pháp trích khấu hao, nguyên tắc trích khấu hao

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Thứ Ba, 10:45SA 05/04/2016

Khi mua TSCĐ về hạch toán như thế nào? Khoản trích khấu hao hàng tháng, năm hạch toán như thế nào? Công ty kế toán Hương Giang xin hướng dẫn cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ khi trích, cách hạch toán TSCĐ khi mua về:

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Khi mua TSCĐ về các bạn hạch toán ghi tăng TSCĐ lên:
 
1. Hạch toán TSCĐ khi mua về:

Nợ TK 2111 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
              Có TK 1121/ TK 331:
 
- Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
        Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
 
Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng, chi tiết xem tại đây: Cách tính khấu hao tài sản cố định
 

2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng:


- Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng nhé:
 
Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo QĐ 48)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo QĐ 48)
Nợ TK  6422 – Bộ phận Quản lý (Theo QĐ 48)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo QĐ 15)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo QĐ 15)
Nợ TK 641 -  Chi phí bán hàng (Theo QĐ 15)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp  (Theo QĐ 15)
           Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
 
3. Hạch toán ghi giảm TSCĐ:

- Khi bán TSCĐ bạn phải tăng doanh thu và giảm TSCĐ, cụ thể như sau:
 
a. Hạch toán tăng doanh thu từ việc bán TSCĐ:

 Nợ TK 111, 112, 131: Tổng thanh toán
             Có TK 711: Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
             Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu DN bạn kê khai theo phương pháp khấu trừ)
 
b. Hạch toán giảm TSCĐ:

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
              Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ
 
Đó là những công việc mà kế toán phải làm khi phát sinh việc mua, bán TSCD phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
 


Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 142K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.