Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - info@ketoanhuonggiang.com Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 218 - Bùi Dương Lịch - Hưng Đông - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Tài sản cố định - CCDC

Kế toán tài sản cố định - công cụ dụng cụ

Hướng dẫn các bạn hoặc và làm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phương pháp trích khấu hao, nguyên tắc trích khấu hao

Xử lý Tài sản cố định hình thành tự xây dựng, sản xuất

Thứ Ba, 10:35SA 05/04/2016

Tài sản cố định hình thành do DN tự xây dựng, sản xuất khi hoàn thành có phải lập hóa đơn? Cách hạch toán tài sản cố định tự xây dựng cơ bản, Thủ tục đối với TSCĐ tự xây dựng. Kế toán Hương Giang xin giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan tới việc đó.

Xử lý Tài sản cố định hình thành tự xây dựng, sản xuất

1. Tài sản cố định tự xây dựng có phải lập hóa đơn nghiệm thu?
 
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định."

 
Kết luận:
- Nếu DN bạn tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định thì khi nghiệm thu, bàn giaokhông cần phải lập hóa đơn.
- Nếu DN thuê 1 đơn vị sản xuất, xây dựng TSCĐ thì khi nghiệm thu, bàn giao thì phải xuất hóa đơn.


Xem thêm:

Thời điểm lập hóa đơn trong xây dựng 


2. Quy định về thuế TNDN:
 
"Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
- Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
+ Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
+ Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định."

 
KẾT LUẬN:
Nếu DN bạn có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên DN (nếu đất thuộc quyền sở hữu của DN)
-  Hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa DN với đơn vị, cá nhân có đất (nếu đất đi thuê hoặc đi mượn).
- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao.
- Hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của DN.
- Nếu DN bạn tự xây dựng thì cần biên bản nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình.
 

Khung thời gian trích khấu hao các bạn xem chi tiết tại đây:

Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định

 
CHÚ Ý:

"Theo điểm 2.2 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
- Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới).

Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản."

 
Theo công văn 585/TCT-CS ngày 21/02/2013 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Và Công văn 4124/TCT-CS ngày 24/09/2014 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế thành phố Hà Nội:

"Quyền sử dụng đất lâu dài chỉ được ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm tiền sử dụng đất và các chi phí liên quan khác không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN."
 
3. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định:
 
"Theo điều 4 Thông tư Số: 45/2013/TT-BTC:

c) Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
 
d) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:
- Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

 
CHÚ Ý:
- Để được đưa vào chi phí khấu hao thì TSCĐ phải sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Trước khi đưa vào sử dụng (tức là bắt đầu trích khấu hao) thì DN phải thông báo với cơ quan thuế bằng văn bản về phương pháp trích khấu hao.

Xem mẫu tại đây:

Mẫu đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

 
4. Cách hạch toán tài sản cố định tự xây dựng, sản xuất:
 
Trong quá trình xây dựng các bạn tập hợp chi phí:
Nợ TK – 241: Xây dựng cơ bản
Nợ TK – 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
             Có TK – 111, 112, 152, 153, 331 ...
 
Khi hoàn thành, có biên bản nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giá trị -> Quyết định tăng TSCĐ:
Nợ TK – 211: TSCĐ hữu hình.
        Có TK – 241.
 
Sau đó tính trích khấu hao TSCĐ:
Nợ TK – 627, 641, 642 … (Tùy vào mục đích sử dụng).
Có TK – 214: Hao mòn TSCĐ.


Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 259K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.