Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - info@ketoanhuonggiang.com Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 218 - Bùi Dương Lịch - Hưng Đông - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Kế toán Xây dựng

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, kế toán công trình

Các kinh nghiệm thực tế khi làm kế toán xây dựng, hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm công trình xây dựng

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất

Thứ Tư, 09:07CH 12/07/2017

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch. Kế toán quá trình sản xuất tập hợp những chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất của xí nghiệp thẹo tính chất kinh tế, theo công dụng và nơi sử dụng chi phí tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất
Kế toán sản xuất

Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung (ở phân xưởng sản xuất).

Nhiệm vụ kế toán quá trình sản xuất

Tập hợp và phân bổ chính xác, kíp thời các loại chi phí sản xuất theo từng  đối tượng hạch toán chi phí và  đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất.


Tính toán chính xác giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm dịch vụ hoàn thành.  Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ (chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng).


Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các bộ phận có liên quan


Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất

Tài khoản 111 - Tiền mặt


Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng


Tài khoản 142 - Chi phí trả trước


Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu


Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ


Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 


Tài khoản 155 - Thành phẩm


Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ


Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên


Tài khoản 335 - Chi phí phải trả


Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác


Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 


Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp


Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi: 


Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp


Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi: 


Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.


Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:


Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp


Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 334 - Phải trả CNV.

Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công  đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

 

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

 

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

 

Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi: 


Nợ TK 334 - Phải trả CNV


Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi: 

 

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:


(1) Nợ TK 142 - Chi phí trả trước


Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).


(2) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 142 - Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi: 

 

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.


Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:


Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 111, 112, 331.

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:


Nợ TK 622 - Chi phí NC trực tiếp

 

Nợ TK 627 - Chi phí SX chung


Có TK 335 - Chi phí phải trả.

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:


Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung


Có TK 335 - Chi phí phải trả.

Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang  để  tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.


Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang


Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp


Có TK 622 - Chi phí NC trực tiếp


Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu


Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:


Nợ TK 155 - Thành phẩm


Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà  được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi: 


Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

 

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang. 

 

Sơ đồ kế toán

 

Có thể mô tả các tài khoản đối ứng liên quan trong kế toán quá trình sản xuất trên sơ đồ 6.2.

Sơ đồ 6.2: Hạch toán quá trình sản xuất
 


Chú thích:


(1) Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay quản lý phân xưởng.


(2) Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản chi phí tính theo tiền lương.


(3) Chi phí về công cụ, dụng cụ ở phân xưởng.


(4) Phân bổ chi phí trả trước cho kỳ này.


(5) Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất.


(6) Chi phí khác ở phân xưởng trả bằng tiền hay chưa thanh toán.


(7) Chi phí phải trả được nhận trong kỳ


(8) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.


(9) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp


(10) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.


(11) Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho.


(12) Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.


(13) Giá vốn sản phẩm sản xuất xong chuyển thẳng bán cho khách hàng

giang meo
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 55K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Từ khóa: ke toansan xuat
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.