Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

BHXH - BHYT - BHTN - KPCĐ

Cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN 2016

Thứ Năm, 08:13SA 07/04/2016

Từ năm 2016, việc xác định tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo Điều 5 của Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 03/02/2016 và áp dụng từ năm ngân sách 2016.

Cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN 2016

1. Trường hợp chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

Cách tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Trong đó:

(n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.

(n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).

- Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.

3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau:

a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;

b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.


2. Trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, đóng thấp hơn mức đóng của người thuộc diện bắt buộc tham gia, chiếm dụng tiền đóng hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm và xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Ví dụ 1: Ngày 20 tháng 01 năm 2016, cơ quan BHXH phát hiện doanh nghiệp M trốn đóng BHXH cho người lao động 12 tháng (tính đến hết tháng 12 năm 2015), số tiền 100 triệu đồng; giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 do BHXH Việt Nam thông báo là 0,7%/tháng:

- Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, doanh nghiệp M ngoài việc phải nộp số tiền đóng 100 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi do trốn đóng là 16,8 triệu đồng (100 triệu đồng x 12 tháng x 2 x 0,7%/tháng).

- Trong tháng 01 năm 2016, nếu doanh nghiệp M không nộp hoặc nộp không đủ đối với số tiền trốn đóng, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng 02 năm 2016 để tính lãi theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.


3. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải thu trong tháng gồm số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại Mục 1 nêu trên.


Ví dụ 2: Đến hết tháng 12 năm 2015, số tiền chậm đóng BHXH của doanh nghiệp A là 700 triệu đồng (trong đó: Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng 11 chuyển sang là 600 triệu đồng, số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng 12 là 100 triệu đồng) và số tiền lãi chậm đóng BHXH là 50 triệu đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 là 0,7%/tháng. Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, việc xác định tiền lãi chậm đóng BHXH đối với doanh nghiệp A trong tháng 01 năm 2016 (tháng n) như sau:

- Trong tháng 01 năm 2016: Doanh nghiệp A ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng 11 năm 2015 (tháng n-2) là 600 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm 2015 tính trên số tiền chậm đóng 600 triệu đồng. Số tiền lãi phải nộp phát sinh trong tháng 01 năm 2016 là 8,4 triệu đồng (600 triệu đồng x 2 x 0,7%).

- Đối với số tiền chậm đóng 100 triệu đồng phát sinh trong tháng 12 năm 2015: Trường hợp doanh nghiệp A nộp đủ trong tháng 01 năm 2016 thì không tính lãi; trường hợp doanh nghiệp A không nộp hoặc nộp không đủ, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng sau (tháng 02 năm 2016) để tính lãi.

- Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH phải thu của doanh nghiệp A lũy kế đến cuối tháng 01 năm 2016 là 58,4 triệu đồng, gồm: 50 triệu đồng của tháng 12 năm 2015 mang sang và 8,4 triệu đồng phát sinh trong tháng 01 năm 2016.


4. Hằng tháng, cơ quan BHXH có trách nhiệm gửi thông báo kết quả đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, trong đó ghi rõ số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tiền lãi chậm đóng (nếu có).

 Chi tiết xem tại đây: Mức lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm 2016
 

Lưu ý:

 - Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH, BHTN, BHTY khi đã chậm từ 30 ngày trở lên. Giả sử chi lương tháng 03/2016, thời gian cho chậm nộp đến 30/04/2016. Kể từ 01/05/2016 là ngày bắt đầu tính chậm nộp.
Chi tiết về thời hạn nộp bảo hiểm các bạn xem tại đây: Thời hạn nộp bảo hiểm xã hội

Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền chậm nộp tháng 01/2016 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2016 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2016, tương tự tiền chậm nộp tháng 02/2016 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2016 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 04/2016.

Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu (2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.


Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 147K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.