Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Thứ Tư, 09:19CH 12/07/2017
Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
BHXH
Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2017 và thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH. Điểm thay đổi lớn nhất Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 So với Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 là:
Về mức đóng BHXH, phía doanh nghiệp chỉ còn đóng 17% vào quỹ Bảo hiểm xã hội (3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
Ngoài 17% nêu trên, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Trước ngày 1/6/2017: đóng 1% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động.
+ Nhưng kể từ ngày 1/6/2017 chỉ phải đóng là 0,5% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động (Theo điều 22 của QĐ 595)
Riêng mức đóng BHYT và BHTN không thay đổi (Điều 14, Điều 18).
I. Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau:
Loại bảo hiểm |
Doanh nghiệp đóng |
Người LĐ đóng |
Tổng cộng |
BHXH |
17,5% |
8% |
25,5% |
BHYT |
3% |
1.5% |
4,5% |
BHTN |
1% |
1% |
2% |
TỔNG |
21,5% |
10,5% |
32% |
|
|
|
|
Thêm KPCĐ |
2% |
0 |
2% |
Tổng phải nộp |
34% |
Bắt đầu từ ngày 01/06/2017, kể từ khi Nghị định 44/2017/NĐ-CP có hiệu lực - quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì tỷ lệ trích nộp hay cũng chính là mức đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người sử dụng lao động sẽ giảm từ 1% xuống còn 0.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
=> Vậy là, bắt đầu từ ngày 01/06/2017:
Người sử dụng lao động đóng: 21.5% + Người lao động: 10.5% = 32% trên mức lương tham gia bảo hiểm của người lao động
Trước ngày 1/6/2017, Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm được thực hiện như sau:
II. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2017: được hướng dẫn tại điều 6 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH
1. Đối với khối hành chính sự nghiệp: Tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương).
2. Đối với khối doanh nghiệp: Tiền lương do đơn vị quyết định
+ Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2.1. Các khoản phụ cấp:
* Các khoản phụ cấp phải cộng vào để tham gia bảo hiểm bắt buộc:
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
* Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm bắt buộc:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2.2. Tiền lương tham gia bảo hiểm: do đơn vị quyết định
Sau đây, Kế Toán Thiên Ưng sẽ đưa ra các điểm mà kế toán cần quan tâm khi xác định mức lương để tham gia BHXH năm 2017:
1. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2017 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2017
+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 theo nghị định 153/2016/NĐ-CP như sau:
VÙNG |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2017
(áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) |
So sánh với mức lương
tối thiểu vùng năm 2016 |
Vùng 1 |
3.750.000 đồng/tháng |
Tăng 250.000 đồng/tháng |
Vùng 2 |
3.320.000 đồng/tháng |
Tăng 220.000 đồng/tháng |
Vùng 3 |
2.900.000 đồng/tháng |
Tăng 200.000 đồng/tháng |
Vùng 4 |
2.580.000 đồng/tháng |
Tăng 180.000 đồng/tháng |
(Có đầy đủ mức lương tối thiểu vùng trong vòng 5 năm gần đây)
+ Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Minh đã qua đào tạo trung cấp, làm việc trong môi trường bình thường, bà làm việc tại Thanh Xuân - Hà Nội.
Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội thuộc vùng 1, do đó mức lương thấp nhất mà bà nhận được năm 2017, Mức Lương để tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHYT.BHYT,BHTN) thấp nhất theo mức lương tối thiểu vùng mới năm 2017 là:
3.750.000 + (7% x 3.750.000) = 4.012.500 đồng/tháng
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở. (Mức lương cơ sở chính là mức lương tối thiểu chung: Hiện hành, Mức lương tối thiểu chung đã tăng lên: 1.300.000 đồng/tháng theo Thông tư 02/2017/TT-BNV hướng dẫn tăng lương từ 01/7/2017 theo Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua vào ngày 11/11/2016.
- Trước ngày 01/7/2017, mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ - áp dụng từ ngày 01/5/2016).
* Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung
+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng
Tổng kết:
1. Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2017
Doanh nghiệp
Thuộc Vùng |
Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc
(BHXH, BHYT, BHTN) |
Đối với lao động chưa qua học nghề
(làm công việc giản đơn nhất)
|
Đối với lao động đã qua học nghề
(Phải cộng thêm 7%)
|
Vùng 1 |
3.750.000 |
4.012.500 |
Vùng 2 |
3.320.000 |
3.552.400 |
Vùng 3 |
2.900.000 |
3.103.000 |
Vùng 4 |
2.580.000 |
2.760.600 |
Do mức lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng lên làm tăng mức thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội do đó các doanh nghiệp phải rà soát lại toàn bộ mức đóng bảo hiểm bắt buộc của những người lao động đang tham gia bảo hiểm tại đơn vị: Nếu có những lao động đang tham gia bảo hiểm năm 2016 với mức lương thấp hơn bảng trên thì phải thực hiện điều chỉnh tăng mức đóng theo mức lương tối thiểu vùng năm 2017.
Thủ tục điều chỉnh tăng mức đóng BHBB cho những lao động đã và đang tham gia bảo hiểm ở mức thấp hơn quy định về mức tiền lương tham gia Bảo hiểm năm 2017:
- Nộp qua bưu điện:
+ Phiếu giao nhận hồ sơ 103 (2 bản)
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS) (1 bản)
+ Quyết định điều chỉnh tiền lương (bản sao) (1 bản/người lao động)
+ Danh sách nhân viên điều chỉnh tăng lương.
- Khai báo trên phần mềm: Các bạn báo tăng (mức đóng), đính kèm bản scan quyết định tăng lương của người lao động.
Theo Công văn 3059/BHXH-QLT, ngày 20/12/2016, hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2017 thì chậm nhất đến ngày 20/02/2017 doanh nghiệp phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Nếu hồ sơ nộp sau thời hạn nêu trên sẽ phải tính lãi truy thu theo quy định.
2. Hình ảnh minh họa các khoản phải đóng bảo hiểm và tỷ lệ trích nộp bảo hiểm từ ngày 01/06/2017:
3. Mức lương cao nhất để tham gia từng loại bảo hiểm:
Loại bảo hiểm |
Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm theo thời điểm |
Áp dụng từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 30/6/2017 |
Áp dụng từ ngày 1/7/2017 |
Bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm y tế |
= 20 * 1.210.000 = 24.200.000 |
= 20 * 1.300.00 = 26.000.000 |
Bảo hiểm thất nghiệp |
= 20 * "Mức lương tối thiểu của từng vùng" |
4. Mức lương thoả thuận trên Hợp đồng lao động:
Ngày 16/11/2015 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động (Có hiệu từ ngày 01/01/2016). Tại điều 4 của TT 47 Có quy định về Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động như sau:
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
III. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc.
- Thời hạn và thủ tục tham gia xem chi tiết tại đây:
Từ 01/01/2018: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 14/04/2017
|
+ Đối với kinh phí + đoàn phí công đoàn: từ ngày 10/1/2014 tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng kể cả doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở ( theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP).
Quy định chi tiết về kinh phí công đoàn các bạn tham khảo tại đây:
Trốn đóng BHXH bị phạt bảy năm tù
Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ sáu tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù 2-7 năm.
BHXH
Đăng bởi: Giang Mèo
Hãy nhấn Thích nếu thấy bài viết bổ ích để cổ vũ cho người đăng . Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục
bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.