Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - info@ketoanhuonggiang.com Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 218 - Bùi Dương Lịch - Hưng Đông - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Kế toán thuế cần lưu ý

Các vấn đề kế toán thuế cần lưu ý

Những lưu ý khi làm kế toán thuế, xử lý thuế khi mua hàng không có hóa đơn GTGT, cách hạch toán...

Hướng dẫn chi tiết các bước hạch toán trong công ty du lịch

Thứ Bảy, 10:29SA 08/02/2020

Hướng dẫn chi tiết các bước hạch toán trong công ty du lịch

Hướng dẫn chi tiết các bước hạch toán trong công ty du lịch
Ảnh minh họa

1. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối vào đầu năm


Công việc đầu năm tài chính của kế toán du lịch chính là kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm này sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước. Trong nghiệp vụ này sẽ có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp công ty có lãi; Trường hợp có số dư nợ (lỗ).


Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

  • Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
  • Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

  • Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
  • Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

Lưu ý: Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.

 

hach-toan-trong-cong-ty-du-lich

 

2. Xác định chi phí và mức thuế môn bài phải nộp

 

a. Mức thuế phải đóng


Mức thuế phải đóng đối với mỗi doanh nghiệp được quy định như sau:

Mức thuế phải đóng = Kê khai + Nộp thuế môn bài

Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng như sau:

 

muc-nop-le-phi-mon-bai-khi-hach-toan-du-lich

 

  • Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
  • Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

Nghĩa là:

  • Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
  • Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài

Thuế môn bài cho các chi nhánh:

  • Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
  • Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000đ


Lưu ý:

  • Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
  • Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

form-news

b. Thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài:

 

  • Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
  • Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.
  • Cách hạch toán: Nợ TK 6425/Có TK 3338
  • Ngày nộp tiền: Nợ TK 3338/ Có TK 1111

3. Công tác tính giá thành


Với hoạt động du lịch, lữ hành, kế toán tính giá thành theo từng dịch vụ, hợp đồng tour.

  •  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
  • Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)
  • Chi phí sản xuất chung (CPSXC

Sau khi tập hợp các khoản chi phí, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh.

3.1 Nguyên vật liệu trực tiếp

 

Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: xe khách vận chuyển trực tiếp, tiền ăn, tiền khách sạn, vé tham quan, tiền nước cho khách, khăn, nón, dù,...). Kế toán ghi:

  • Nợ TK 621
  • Nợ TK 133 (nếu có)
  • Có TK 111, 112, 141

3.2 Chi phí nhân công trực tiếp


Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm hướng dẫn viên trực tiếp tham gia bao gồm các khoản: lương và các khoản bảo hiểm của hướng dẫn viên trực tiếp tham gia)

  • Nợ TK 622
  • Có TK 334

 

3.3 Chi phí sản xuất chung


Chi phí sản xuất chung liên quan đến điều hành tour: Lương bộ phận điều hành, hướng dẫn viên tại địa phương, Chi phí quần áo vật dụng giày dép, găng tay, loa, video, balo và các chi phí chung khác…

Chi phí điều hành tour:

  • Nợ TK 627
  • Có TK 334 (chú ý không hạch toán vào TK 642)

Chi phí thuê hướng dẫn viên ngoài( hướng dẫn viên địa phương)

  • Nợ TK 627
  • Có TK 111, 112

Các chi phí khác tập hợp vào TK 627

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331, 111, 112

Chi phí bảo hiểm cho khách tour hạch toán

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 133( nếu có)
  • Có TK 111,112,331

Căn cứ vào quyết toán tour và các khoản dự chi, phần vượt dự chi tour thì xem nó liên quan mà xác định hạch toán vào 622 hay 627. 

Sau đó kết chuyển:

  • Nợ TK 154
  • Có TK 622, 627

Tour tổ chức thành công, thanh lý hợp đồng tour và xuất hoá đơn hạch toán:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 154

Ghi nhận doanh thu

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 511
  • Có TK 3331.

Cuối cùng: Bắt đầu ngồi tính toán lại tour và thực hiện trích hoa hồng cho nhân viên kinh doanh

Viết phiếu chi hoa hồng cho nhân viên kinh doanh

  • Nợ TK 6417
  • Có TK 111, 112

chu-y-khi-hach-toan-cho-cong-ty-du-lich

 

4. Hạch toán các khoản tạm ứng và khoản khác


Đối với các khoản tạm ứng, mỗi hướng dẫn viên đi tour hoặc điều hành tour ta có thể mở chi tiết một tài khoản tạm ứng. Sau khi hoàn tour, căn cứ vào các hóa đơn chứng từ kế toán làm nghiệp vụ hoàn ứng cho nhân viên. Ta chia thành các trường hợp sau đây:
 

4.1. Tạm ứng cho hướng dẫn, điều hành tour


Khi thực hiện tạm ứng cho nhân viên thực hiện công việc hướng dẫn, điều hành tour du lịch, kế toán cần thực hiện các bút toán sau đây:

Khi tạm ứng ghi:

  • Nợ TK 141 (Chi tiết cho nhân viên tạm ứng)
  • Có TK 111, 112

Khi hoàn ứng, căn cứ vào quyết toán tour để đưa TK 141 kia sang 621, 622 hoặc 627, ghi

  • Nợ TK 621, 622, 627, 111, 112
  • Nợ TK 133 (nếu có)
  • Có TK 141

4.2. Khách hàng ứng trước tiền đi tour


Khách hàng ứng trước một phần tiền đi tour, khách hàng ở đây có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, kế toán ghi:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 131 (Chi tiết cho cá nhân hoặc tổ chức)

4.3. Trả trước cho nhà cung cấp

 

Đối với trường hợp trả trước cho nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến tour như: tiền vé, phòng ở cho khách,...

  • Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng nhà cung cấp dịch vụ)
  • Có TK 111, 112, 141,...
Giang mèo
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 98K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.