Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Kế toán thuế cần lưu ý

Các vấn đề kế toán thuế cần lưu ý

Những lưu ý khi làm kế toán thuế, xử lý thuế khi mua hàng không có hóa đơn GTGT, cách hạch toán...

Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT

Thứ Sáu, 10:18SA 27/09/2019

Cách phân bổ thuế GTGT dùng chung cho hoạt động (HĐ) chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Làm sao để đảm bảo nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định của Cơ quan thuế? Sau đây Kế toán Hương Giang sẽ hướng dẫn các bạn cách phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

 – Phân bổ thuế GTGT được quy định tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC

 – Và được sửa đổi tại khoản 9, Điều 1 Thông tư  26/2015/TT-BTC .Cụ thể như sau:

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT…”

Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng hàng hóa, dịch vụ để phục vụ chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế. (Trừ một số trường hợp ngoại lệ là hàng hóa, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được khấu trừ thuế…).

Thì:

Chỉ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ đã mua dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, phần còn lại sẽ không được khấu trừ. 

Ví dụ: Một DN hoạt động, sản xuất kinh doanh đồng thời mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Thì các chi phí dùng chung cho hai hoạt động này mà không thể phân biệt được như: Chi phí thuê văn phòng, các chi phí quản lý chung như mua văn phòng phẩm. => Trường hợp này DN sẽ phải tiến hành phân bổ.

Hướng dẫn Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT

 

Các bước Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho Hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT:

 1. Nếu tách riêng được số thuế GTGT của hoạt động chịu thuế và không chịu thuế.

Khi đó Doanh nghiệp phải hạch toán riêng hai phần thuế này. Số thuế được xác định là dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế DN sẽ được khấu trừ.

2.Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT của hoạt động chịu thuế và không chịu thuế.

 – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ được tính theo tỷ lệ (%) giữa:

 Doanh thu chịu thuế GTGTdoanh thu không phải kê khaitính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra. (bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được).

Như vậy, Khi phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT cần chú ý:

 + Thứ nhất: “Doanh thu chịu thuế GTGT”–  Là doanh thu của hàng hóa chịu thuế mà DN bán ra.

 + Thứ hai: Doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT”.  Là doanh thu của các đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Lưu ý quan trọng:

+ Thứ ba:  “Tổng doanh thu”- Bao gồm tất cả các loại doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp.

+ Thứ tư: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT trong kỳ.

THÔNG TIN MỚI NHẤT:

– Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

   +  Hàng tháng (Hoặc quý) – Tùy vào kỳ kê khai tháng (hoặc quý) của DN.

Doanh nghiệp tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua vào. (Các HHDV dùng chung cho HĐ SXKD HHDV chịu thuế và không chịu thuế được khấu trừ trong tháng/quý.

   +  Cuối năm, DN thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm. Mục đích là để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

Ví dụ:

Công ty A kê khai tính nộp thuế GTGT theo quý.

TRONG QUÝ:

Giả sử tại Quý I có số liệu như sau:

 – Hóa đơn đầu vào: Phát sinh các hóa đơn sau.

   +  Hóa đơn thuê văn phòng trị giá 220.000.000 đồng (đã bao gồm của thuế GTGT). Và không tách ra được số thuế GTGT dùng cho hoạt động không chịu thuế và hoạt động chịu thuế.

   + Hóa đơn mua vật liệu để sản xuất hàng chịu thuế GTGT 10%: 16.500.000 đồng. (Đã bao gồm thuế GTGT).

 – Hóa đơn đầu ra:

   + 03 hóa đơn bán giống cây trồng: 200.000.000 đồng.

   + 05 hóa đơn bán hàng chịu thuế GTGT 10% đã bao gồm thuế: 550.000.000 đồng.

   + Doanh thu thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng: 100.000.000 đồng.

Như vậy, Quý I phát sinh thuế GTGT dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế.

Cuối tháng 3, công ty phải tiến hành phân bổ như sau:

(Lưu ý: Chỉ phân bổ thuế GTGT đầu vào của hóa đơn sử dụng chung cho cả hoạt động chịu thuế và không chịu thuế. Cụ thể: tiền thuê văn phòng, còn tiền mua nguyên liệu đầu vào đã xác định là dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT nên không cần phân bổ).

   + Số thuế GTGT đầu vào dùng chung là: 220.000.000*10%/1,1 = 20.000.000 đồng.

   +  Doanh thu chịu thuế GTGT = 550.000.000/1,1 = 500.000.000 đồng.

   +  Doanh thu hàng không chịu thuế GTGT = 200.000.000 đồng. (Cây giống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT).

   +  Doanh thu của hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT = 100.000.000 đồng. (Doanh thu từ nhận bồi thường hợp đồng).

Tổng doanh thu trong kỳ = 500.000.000 + 200.000.000 + 100.000.000 = 800.000.000 đồng.

» Công thức Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT như sau:

Công thức phân bổ thuế GTGT

» Dựa vào công thức trên ta tính được:

KQ phân bổ thuế GTGT

Như vậy, khi kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì chỉ kê 12.500.000 đồng.

(Số tiền này sẽ nằm ở chỉ tiêu [25] trên tờ khai thuế GTGT, cùng với số thuế của các hóa đơn phân biệt được dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC KHẤU TRỪ )

ĐẾN CUỐI NĂM:

Các bạn tính ra các chỉ tiêu doanh thu chịu thuế GTGT, Tổng doanh thu, thuế GTGT đầu vào cần phải phân bổ của cả năm và thực hiện phân bổ lại tương tự như ví dụ trên.

Trường hợp 1:

– Nếu tổng số thuế GTGT đã tạm phân bổ trong kỳ cộng lại nếu LỚN HƠN số thuế GTGT được khấu trừ đã tính toán ở cuối năm.

THÌ: Các bạn tiến hành kê khai điều chỉnh giảm số thuế chênh lệch đó (Kê khai vào chi tiêu [37] của tờ khai 01/GTGT).

Ví dụ: Tống số thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ dùng chung TẠM PHÂN BỔ trong kỳ là: 50.000.000 đồng. Tuy nhiên số liệu tổng kết cuối năm dựa trên số liệu chính xác là 40.000.000 đồng. Điều này có nghĩa là số tiền thuế DN đã khấu trừ trong kỳ nhiều hơn so với quy định là 10.000.000 đồng. Khi đó các bạn phải kê khai điều chỉnh giảm 10 triệu này ở chỉ tiêu [37] trên tờ khai Qúy IV.

Trường hợp 2:

– Nếu tổng số thuế GTGT đã tạm phân bổ trong kỳ cộng lại mà NHỎ HƠN số thuế GTGT được khấu trừ đã tính toán ở cuối năm.

THÌ: Các bạn được kê khai điều chỉnh tăng số thuế GTGT chênh lệch đó. (Kê khai vào chỉ tiêu [38] của tờ khai 01/GTGT]

Ví dụ: Tống số thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ dùng chung TẠM PHÂN BỔ trong kỳ là: 50.000.000 đồng. Tuy nhiên số liệu tổng kết cuối năm dựa trên số liệu chính xác là 60.000.000 đồng. Điều này có nghĩa là số tiền thuế DN đã khấu trừ ít hơn so với quy định là 10.000.000 đồng. Khi đó các bạn được kê khai điều chỉnh tăng 10.000.000 đồng này ở chỉ tiêu [38] trên tờ khai Qúy IV.

LƯU Ý: Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT tại Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

 – Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó. Không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

 – Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ DN được hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính vào nguyên giá của TSCĐ. (Trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.)

Trên đây Kế toán Hương Giang đã hướng dẫn Phân bổ thuế GTGT dùng chung cho HĐ chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Các bạn chú ý để phân bổ và chỉ khấu trừ phần doanh nghiệp được phép khấu trừ thôi nhé.

Bởi vì, nếu kê khai khấu trừ tất cả thuế GTGT đầu vào của hóa đơn dùng cho cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT tức là đã sai luật. Hệ quả là nếu sau khi này cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp có sai sót sẽ bị phạt. Cụ thể, DN phải nộp phần thuế không được khấu trừ và nộp phạt chậm nộp của phần thuế này

 

Giang mèo
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 72K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.