Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp

Hướng dẫn kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, lập tờ khai trên phần mềm HTKK

Chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Thứ Bảy, 09:48SA 26/03/2016

Chi phí trả lãi vay được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì cần những gì? Điều kiện để chi phí lãi vay được vốn hoá vào chi phí hợp lệ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC

Chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Theo Khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính, quy định 
 
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.


Như vậy để chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN thì cần đảm bảo:
 

- Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. (Nếu vay của cá nhân… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế)
- Phải góp đủ vốn điều lệ theo giấy phép ĐKKD.
- Cần thêm:
        + Hợp đồng vay tiền.
       + Khi vay, cho vay, trả nợ vay thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...
       + Nếu vay của cá nhân (Khi trả tiền lãi vay thì phải có chứng từ khấu trừ thuế TNCN: 5%). Mẫu chứng từ khấu trừ: Tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu 06/TNCN
       + Nếu vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn


Lưu ý: Nếu khi DN các bạn đi vay mà sổ tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng còn nhiều thì khoản chi phí lãi vay sẽ bị loại ra.

CHI TIẾT MỜI CÁC BẠN XEM THÊM:

1. Ví dụ 1:
Công Ty A đi vay tiền của nhân viên trong cty là 200 triệu (đây là cá nhân không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế) với lãi suất trả cho cá nhân là 1,5%/tháng.
- Mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là 0.8%/tháng.
 
=> Số tiền lãi phải trả cho cá nhân là: 200tr X 1,5% = 3.000.000 / tháng.
=> Mức lãi suất được trừ là: 0.8% X 150% = 1,2% => Lãi suất được trừ là: 200tr X 1,2% = 2.400.000 / tháng.
=> Khoản chi lãi vay trả cho nhân viên không được tính vào chi phí được trừ là: 3.000.000 - 2.400.000 = 600.000

Ví dụ 2:
- Vốn điều lệ trên GP ĐKKD của Công ty kế toán Thiên Ưng là 1,8 tỷ. Các thành viên cổ đông đã góp 1 tỷ, (còn thiếu 800 tr).
- Công ty đi vay vốn: 1 tỷ với lãi xuất 10%/ tháng.

=> Lãi suất phải trả: 1 tỷ X 10% = 10tr/tháng
=> Lãi xuất không được trừ (do còn thiếu 800tr): 800tr X 10% = 8.000.000
=> Lãi suất được trừ: 200 X 10% = 2.000.000
 

Chi tiết các bạn có thể xem thêm Công văn Số 2826/TCT-CS ngày 25/07/2014 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Đồng Nai:

Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:

       Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập. Thực tế ngày 02/01/2013, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Ngày 01/04/2013, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2013 đến 31/12/2013 các thành viên không góp thêm vốn. Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

       Như vậy, chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng, của giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng. Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng.


2. Lưu ý thêm:
- Nếu vay tiền của cá nhân ... không phải là tổ chức tín dụng: Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân đó thì phải khấu trừ 5% để nộp thuế TNCN.

(Theo khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC: Đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn. Thuế suất là 5%)

- Nếu đi vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng): Khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay phải lập hóa đơn GTGT.

 

Chú ý: Theo khoản 2.18 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015.
Quy định về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

- Nếu DN đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào DN khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Nếu chưa góp đủ vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

a.Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
VD: Vốn điều lệ là 2 tỷ. Nhưng mới góp được 1tr5. Và đi vay 500 tr, thì toàn bộ phần chi phí lãi vay này không được trừ.

b. Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu DN phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu DN chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.



3. Chú ý: Nếu DN không phải là tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịchvay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau thì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

(Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015)

Như vậy: Khi DN bạn đi vay hoặc cho vay thì phải chuyển khoản (không dùng tiền mặt nhé)

ketoanhuonggiang.com
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 72K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.