Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Kế toán thuế cần lưu ý

Các vấn đề kế toán thuế cần lưu ý

Những lưu ý khi làm kế toán thuế, xử lý thuế khi mua hàng không có hóa đơn GTGT, cách hạch toán...

Nghiệp vụ kế toán trong nhà hàng, khách sạn

Thứ Ba, 03:22CH 31/10/2017

Nghiệp vụ kế toán trong nhà hàng, khách sạn (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC). Khác biệt chủ yếu của kế toán nhà hàng khách sạn so với các loại hình doanh nghiệp khác là ở nghiệp vụ tập hợp giá thành dịch vụ cụ thể là tập hợp giá thành món ăn và giá thành dịch vụ phòng. Bài viết dưới đây hướng dẫn các nghiệp vụ thường gặp nhất sử dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ ở các nhà hàng khách sạn, cụ thể như sau:

Nghiệp vụ kế toán trong nhà hàng, khách sạn
ảnh minh họa

. Hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán tài khoản 154:

  • Thứ 1: Tập hợp chi phí 621

– Căn cứ vào hóa đơn mua vào (thông thường là hóa đơn của siêu thị), Kế toán tiến hành tính toán 152, 156 và hạch toán:

Nợ 152, 156
Nợ 133
Có 331,111,112,…

– Căn cứ vào định mức và từng lần xuất hóa đơn (số lượng bán ra của doanh thu bán hàng) hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Nợ 621
Có 152,111,112,…

– Sau đó cuối kỳ kết chuyển vào 154 như sau:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.

**Lưu ý: Trường hợp các khoản chi không có chứng từ các kế toán cần làm bảng kê hàng hóa không có hóa đơn chứng từ theo mẫu của Bộ Tài Chính và chứng minh các khoản chi này là có thật để đưa vào chi phí

Bạn đang xem: “Nghiệp vụ kế toán trong nhà hàng, khách sạn”

học kế toán thực hành

  • Thứ 2: Tập hợp chi phí 622

– Chi phí nhân công của đầu bếp, phụ bếp:
Nợ 622
Có 334

– Kết chuyển chi phí 622 theo từng lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

  • Thứ 3: Tập hợp chi phí 627

– Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao công cụ dụng cụ (đũa, chén, ly, bàn ghế,…) chi phí khác tập hợp vào 627 như sau
Nợ 627
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,111,112,…

– Cuối kỳ ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ, vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

  • Cuối cùng là hạch toán 154

– Tập hợp giá thành ghi
Nợ 154
Có 621, 622, 627

– Trường hợp xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154

– Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 154

2. Hạch toán Kế toán nhà hàng khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

  • Hạch toán 611 như sau:

– Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (6111 – Mua nguyên liệu, vật liệu)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3311).

– Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…
Có TK 611 – Mua hàng (6111).

– Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.

– Kết chuyển trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 611 – Mua hàng (6111).

  • Hạch toán 631 như sau:

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ vào bên Nợ tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

– Cuối kỳ, tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,… ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không được phân bổ)
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

– Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ, ghi;
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

– Giá thành dịch vụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

– Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 631

Giang meo
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 51K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Từ khóa: nhà hàng
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.