Kế Toán Hương Giang http://ketoanhuonggiang.com 0945.79.55.96 - [email protected] Nơi chia sẻ kiến thức, ươm mầm kế toán cho doanh nghiệp!
ĐC: 61 - Nguyễn Cảnh Hoan - P.Quán Bàu - Tp Vinh - Nghệ An, các bạn ở các tỉnh xa có thể học trực tuyến qua các bài viết trên website...

Bài tập kế toán

Bài tập định khoản kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Thứ Tư, 09:28CH 12/07/2017

Bài tập định khoản kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Bài tập định khoản kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
bai tap ke toan

Bài tập định khoản kế toán có lời giải về:  KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP KHÁC, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bài 7.1: Công ty bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, thuộc đối tượng tính thuế GTGT 10% theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong kỳ có các tài liêu:

Hàng tồn đầu kỳ:
•   Tồn tại kho: 1.000 đơn vị    (trị giá 10.000.000đ)
•   Tồn tại quầy: 500 đơn vị (trị giá 5.000.000đ, giá bán lẻ chưa thuế 15.000đ/đơn vị)
1.   Nhập kho hàng hóa mua từ nhà sản xuất 9.000 đơn vị chưa trả tiền. Giá mua chưa thuế GTGT 120.000.000đ.
2.   Xuất kho hàng giao quầy bán lẻ 7.000 đơn vị.
3.   Tổng hợp hóa đơn bán lẻ trong kỳ 6.000 đơn vị, đã bán thu tiền mặt. Giá bán lẻ chưa thuế 20.000đ/đơn vị. Tổng hợp phiếu nộp tiền bán hàng trong kỳ:
132.000.000đ.
4.   Cuối kỳ kiểm hàng tại quầy, số hàng tồn kho là 1.480 đơn vị. Hàng thiếu, nhân viên bán hàng phải bồi thường theo giá bán có thuế.
5.    Bảng tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (đv tính: đồng)
  

Yêu cầu: Ghi nhận các bút toán phản ánh tình hình mua hàng, bán hàng và xác định lợi nhuận trước thuế.

Bài giải

Giá xuất kho bình quân cuối kỳ:
                 
10.000.000 + 5.000.000 + 120.000.000
12.857 = --------------------------------------------------
                             1.000 + 500 + 9.000
1.         

Nợ TK 156:    120.000.000    
Nợ TK 133:    12.000.000    

Có TK 331:    132.000.000    

2.         

Nợ TK 156 (Q):    89.999.000    = 7.000 x 12.857
Có TK 156 (K): 89.999.000    

3.         

Nợ TK 632:    77.142.000    = 6.000 x 12.857
Có TK 156 (Q): 77.142.000  
 
Nợ TK 111:    132.000.000    

Có TK 511:    120.000.000    
Có TK 333:    12.000.000    

4.         

Nợ TK 632:    257.140    = (1500 – 1480) x 12.857

Có TK 156 (Q): 257.140    
 

Nợ TK 1388:    440.000    = 20 x 22.000

Có TK 632:    257.140    
Có TK 711:    182.860    

5.         

Nợ TK 641:    10.000.000    
Nợ TK 642:    5.000.000    

Có TK 334:    15.000.000  

 
Nợ TK 641:    1.900.000    
Nợ TK 642:    950.000    

Có TK 338:    2.850.000  
 

Nợ TK 641:    2.520.000    

Có TK 331:    2.520.000    


Nợ TK 641:    5.000.000    
Nợ TK 642:    1.500.000    

Có TK 214:    6.500.000    


Nợ TK 641:    4.380.000    
Nợ TK 642:    6.250.000    

Có TK 331:    10.630.000    


Nợ TK 641:    3.500.000    
Nợ TK 642:    7.500.000    

Có TK 111:    11.000.000    

 

Kết chuyển:         

Nợ TK 511:    120.000.000    

Có TK 911:    120.000.000  
 

Nợ TK 911:    125.642.000    

Có TK 632:    77.142.000    
Có TK 641:    27.300.000    
Có TK 642:    21.200.000  
 

Nợ TK 711:    182.860    

Có TK 911:    182.860    

Kết chuyển lỗ:         

Nợ TK 421:    5.459.140    

Có TK 911:    5.459.140    

Bài 7.2: Tại một Công ty M tính thuế GTGT khấu trừ, thuế suất GTGT 10%, trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau.

Giả định đầu tháng 12 các tài khoản có số dư hợp lý:
1.   Ngày 5/12, công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty X theo hình thức chuyển hàng trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế
600.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.
2.   Ngày 7/12, công ty xuất hàng bán ngay tại kho, trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua nhận hàng trả ngay bằng tiền mặt.
3.   Ngày 8/12, công ty đồng ý trừ chiết khấu thương mại tháng trước cho người mua Z là 250.000đ, công ty trừ vào nợ tiền hàng.
4.   Ngày 10/12, công ty đồng ý cho người mua trả lại lô hàng đã bán ở tháng trước theo giá bán chưa thuế 260.000.000đ và thuế giá trị gia tăng 26.000.000đ, giá mua 200.000.000đ lô hàng này người mua đã trả tiền. Hàng trả lại còn gởi bên mua.
5.   Ngày 11/12, công ty nhận được giấy báo của Công ty X đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 5/12, kèm theo biên bản thiếu một số hàng theo giá bán chưa thuế
20.000.000đ, giá mua 18.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty X đồng ý mua theo số thực tế, tiền chưa thanh toán .
6.    Ngày 16/12, công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty Y theo hình thức chuyển hàng , trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 700.000.000đ, giá bán chưa thuế
900.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.
7.    Ngày 17/12, công ty mua hàng HTX và đã bán thẳng cho Công ty N trị giá mua chưa thuế 200.000.000đ, trị giá bán chưa thuế 370.000.000đ, tiền mua và bán chưa thanh toán.
8.    Ngày 19/12, công ty nhận được giấy báo của Công ty Y đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 16/12, kèm theo biên bản thừa một số hàng theo giá bán chưa thuế 100.000đ, giá mua 80.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty Y đồng ý mua hàng theo hóa đơn, tiền chưa thanh toán. Hàng thừa công ty Y giữ hộ cho bên bán.
9.    Ngày 22/12, công ty xuất kho bánh ngọt, nước ngọt phục vụ cho tổng kết năm của hoạt động công đoàn công ty, giá bán chưa thuế là 200.000đ, giá vốn là 160.000đ.
10.   Ngày 24/12, xuất kho hàng hóa làm từ thiện có giá mua 4.000.000đ, giá bán chưa thuế 5.000.000đ do quỹ phúc lợi tài trợ.
11.   Ngày 25/12, công ty xuất kho hàng để thưởng cho nhân viên quảng cáo bán hàng, giá bán chưa thuế là 100.000đ, giá vốn là 80.000đ.

Yêu cầu:
1.  Ghi nhận các bút toán phát sinh trên
2.  Tính và lập bút toán kết chuyển Doanh thu bán hàng thuần vào cuối kỳ.
3.  Tính và lập bút toán kết chuyền Giá vốn hàng bán vào cuối kỳ.

Bài giải

1.

Nợ TK 157: 500.000.000

Có TK 156: 500.000.000

2.    

Nợ TK 632:    500.000.000

Có TK 156:    500.000.000
 

Nợ TK 111:    660.000.000

Có TK 511:    600.000.000
Có TK 3331:    60.000.000

3.    

Nợ TK 331:    250.000

Có TK 521:    250.000

4.    

Nợ TK 531:    260.000.000
Nợ TK 333:    26.000.000

Có TK 111:    286.000.000
 

Nợ TK 1388:    200.000.000

Có TK 632:    200.000.000

5.    

Nợ TK 632:    482.000.000         =   500.000.000 - 18.000.000

Có TK 157:    482.000.000
 

Nợ TK 1381:    18.000.000

Có TK 157:    18.000.000
 

Nợ TK 132:    638.000.000

Có TK 511:    580.000.000   =  600.000.000 - 20.000.000
Có TK 333:    58.000.000

6.    

Nợ TK 157:    700.000.000

Có TK 156:    700.000.000

7.    

Nợ TK 131:    407.000.000

Có TK 511:    370.000.000
Có TK 333:    37.000.000
 

Nợ TK 632:    200.000.000
Nợ TK 133:    20.000.000

Có TK 331:    220.000.000

8.    

Nợ TK 632:    700.000.000

Có TK 157:    700.000.000


Nợ TK 1388:    80.000.000    

Có TK 3381:    80.000.000 
   

Nợ TK 132:    990.000.000    

Có TK 511:    900.000.000    
Có TK 333:    90.000.000    

9.         

Nợ TK 632:    160.000    

Có TK 156:    160.000    
 

Nợ TK 642:    220.000    

Có TK 512:    200.000    
Có TK 3331:    20.000    

10.         

Nợ TK 632:    4.000.000    

Có TK 156:    4.000.000
    

Nợ TK 4312:    5.500.000    

Có TK 512:    5.000.000    
Có TK 3331:    500.000    

11.         

Nợ TK 632:    80.000    

Có TK 156:    80.000  
 

Nợ TK 4311:    110.000    

Có TK 512:    100.000    
Có TK 3331:    10.000    

Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào cuối kỳ:

Nợ TK 511:    510.000.000

Có TK 531:    260.000.000
Có TK 521:    250.000.000
 

Nợ TK 511:    1.940.000.000
Nợ TK 512:    5.300.000 = 5.000.000 + 100.000 + 200.000

Có TK 911: 1.945.300.000

Kết chuyển giá vốn hàng bán vào cuối kỳ:

Nợ TK 911:    1.886.240.000

Có TK 632:1.886.240.000

Bài 7.3: Trong tháng 12, công ty M tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp như sau:

1.   Lương phải trả cho nhân viên bán hàng và bốc xếp, đóng gói là 10.000.000đ, nhân viên quản lý 8.000.000đ, trích BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ.
2.   Xuất kho một số công cụ dùng phục vụ bán hàng 2.000.000đ, phân bổ trong 4 tháng.
3.   Xuất kho vật liệu phụ cho bán hàng 200.000đ, cho quản lý 300.000đ, vật liệu sử dụng hết trong tháng.
4.   Rút TGNH trả tiền thuế môn bài cho công ty 1.200.000đ, kế toán phân bổ 12 tháng.
5.   Chi tiền mặt trả phí vận chuyển bán hàng 3.000.000đ.
6.   Chi tiền mặt nộp thuế cầu đường cho các phương tiện vân chuyển công ty 400.000đ
7.   Chi tiền mặt trả tiền cho chuyên viên kế toán tổ chức và tập huấn cho nhân viên phòng kế toán công ty 1.300.000đ.
8.   Phải trả tiền chi phí quảng cáo hàng hóa 60.000.000đ và thuế giá trị gia tăng khấu trừ 6.000.000đ, phân bổ 6 tháng.
9.   Nhận hóa đơn tiếp khách của công ty giá chưa thuế 900.000đ, thuế GTGT 150.000đ, chưa trả tiền.
10.  Khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 1.400.000đ, bộ phận quản lý 1.600.000đ.
11.  Phải trả tiền điện, nước, điện thoại theo hóa đơn tháng này là 2.000.000đ và thuế giá trị gia tăng khấu trừ tính 10%.
-   Dùng cho kho hàng hóa: 1.200.000đ
-   Dùng cho bán hàng:    800.000đ
12.   Lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm 1.000.000đ.
13.   Lập dự phòng quỹ trợ cấp mất việc làm 700.000đ.

Yêu cầu:
1.   Ghi nhận các bút toán phát sinh trên.
2.   Tính và lập bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động vào cuối kỳ.
3.   Căn cứ số liệu của BT 7.2 và BT 7.3 trình bày trên sơ đồ tài khoản chữ T để xác định kết qủa kinh doanh (cho biết công ty đang trong giai đoạn miễn thuế TNDN).

Bài giải

1.         

Nợ TK 641:    10.000.000    
Nợ TK 642:    8.000.000    

Có TK 334: 18.000.000    
 

Nợ TK 641:    1.900.000    = 10.000.000 x 19%
Nợ TK 642:    1.520.000    = 8.000.000 x 19%
Nợ TK 334:    1.080.000    = 18.000.000 x 6%

Có TK 338:    4.500.000    

2.         

Nợ TK 142:    2.000.000    

Có TK 153:    2.000.000 
   

Nợ TK 641:    500.000    

Có TK 142:    500.000    

3.         

Nợ TK 641:    200.000    
Nợ TK 642:    300.000    

Có TK 152:    500.000    

4.

Nợ TK 142: 1.200.000 Có TK 3338: 1.200.000
Nợ TK 642:    100.000

Có TK 142:    100.000

5.

Nợ TK 642: 3.000.000

Có TK 111: 3.000.000

6.

Nợ TK 642: 400.000 Có TK 3339: 400.000
Nợ TK 3339:    400.000

Có TK 111:    400.000

7.    

Nợ TK 642:    1.300.000

Có TK 111:    1.300.000

8.    

Nợ TK 142:    60.000.000
Nợ TK 133:    6.000.000

Có TK 331: 66.000.000
 

Nợ TK 641:    10.000.000

Có TK 142: 10.000.000

9.    

Nợ TK 642:    900.000
Nợ TK 133:    150.000

Có TK 331:    1.050.000

10.         

Nợ TK 641:    1.400.000    
Nợ TK 642:    1.600.000    

Có TK 214:    3.000.000    

11.         

Nợ TK 641:    800.000    
Nợ TK 642:    1.200.000    
Nợ TK 133:    200.000    

Có TK 331:    2.200.000    

12.         

Nợ TK 641:    1.000.000    

Có TK 532:    1.000.000    

13.         

Nợ TK 642:    700.000    

Có TK 351:    700.000    

Kết chuyển toàn bộ chi phí họat động vào cuối kỳ:

Nợ TK 911:    44.820.000

Có TK 641: 25.800.000
Có TK 642: 19.020.000

Bài 7.4: Tại một doanh nghiệp trong tháng có tinh hình sau:

1.  Nhận giấy báo chia lãi từ hoạt động liên doanh 5.000.000đ. Chi phí theo dõi họat động liên doanh 500.000đ bằng tiền mặt.
2.  Rút TGNH nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 2.000.000đ.
3.  Thu được nợ khó đòi đã xử lý 2 năm trước 10.000.000đ bằng tiền mặt.
4.  Thanh lý TSCĐHH, nguyên giá 15.000.000đ, hao mòn 13.800.000đ, chi phí thanh lý 300.000đ, phế liệu bán thu bằng tiền mặt 800.000đ.
5.  Bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn, có giá gốc 12.000.000đ, giá bán thu bằng tiền mặt 11.000.000đ.
6.  Xử lý nợ phải trả 4 năm trước không ai đòi 10.000.000đ vào thu nhập khác.
7.  Nhận thông báo được chia cổ tức đầu tư chứng khoán 5.000.000đ.
8.  Doanh nghiệp nhận thông báo giảm thuế GTGT 6.000.000đ.
9.  Phải thu lãi tiền cho vay 7.000.000đ theo hợp đồng cho vay.

Yêu cầu:
1.   Ghi nhận các bút toán phát sinh trên.
2.   Kết chuyển tính kết quả kinh doanh cho từng hoạt động tài chính, HĐ khác.

Bài giải

1.    

Nợ TK 1388:    5.000.000

Có TK 515:    5.000.000
 

Nợ TK 635:    500.000

Có TK 111:    500.000

2.    

Nợ TK 811:    2.000.000

Có TK 112:    2.000.000

3.

Nợ TK 111: 10.000.000

Có TK 711: 10.000.000
Có TK 004: 10.000.000

4.    

Nợ TK 811:    1.200.000
Nợ TK 214:    13.800.000

Có TK 211: 15.000.000
 

Nợ TK 811:    300.000

Có TK 111:    300.000
 

Nợ TK 111:    800.000    

Có TK 711:    800.000    

5.         

Nợ TK 111:    11.000.000    
Nợ TK 635:    1.000.000    

Có TK 121: 12.000.000    

6.         

Nợ TK 331:    10.000.000    

Có TK 711: 10.000.000    

7.         

Nợ TK 1388:    5.000.000    

Có TK 515:    5.000.000    

8.         

Nợ TK 333:    6.000.000    

Có TK 711:    6.000.000    

9.         

Nợ TK 111:    7.000.000    

Có TK 515:    7.000.000    

Kết chuyển tính kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911:    5.000.000

Có TK 635:    1.500.000
Có TK 811:    3.500.000
 

Nợ TK 711:    26.800.000
Nợ TK 515:    17.000.000

Có TK 911: 43.800.000
 

Nợ TK 911:    38.800.000

Có TK 421: 38.800.000

    
Bài 7.5. Tập hợp doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tại 1 doanh nghiệp gồm:

1.   Doanh thu bán hàng gộp: 256.000.000đ. Chiết khấu thương mại là 500.000đ, giảm giá hàng bán 1.500.000đ, doanh thu hàng bán bị trả lại 9.000.000đ.
2.   Doanh thu họat động tài chính: 13.000.000đ.
3.  Thu nhập khác: 200.000đ
4.  Tổng giá vốn hàng bán phát sinh (bao gồm hàng bán bị trả lại): 158.000.000đ và giá vốn hàng bán bị trả lại là 8.000.000đ.
5.   Chi phí tài chính: 4.000.000đ.
6.   Chi phí bán hàng: 20.000.000đ.
7.   Chi phí quản lý doanh nghiệp: 12.000.000đ
8.   Chi phí khác: 2.300.000đ.
Cuối kỳ kế toán cần điều chỉnh thêm các bút toán sau:
a.  Phân bổ công cụ đang sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp hàng kỳ là
800.000đ.
b.  Dự phòng chi phí bảo hành hàng hóa kỳ này là 500.000đ.
c.  Dự phòng quỹ trợ cấp mất việc làm 200.000đ.
d.  Tính và ghi nhận doanh thu tài chính khoản tiền lãi cho vay phải thu vào cuối kỳ
2.000.000đ.
e.   Kết chuyển từ doanh thu chưa thực hiện khoản lãi trả góp hàng tháng đã thu của khách hành là 3.000.000đ.

Yêu cầu:
1.  Trình bày trên sơ đồ tài khoản chữ T các TK có liên quan để thực hiện các công việc kế toán vào cuối kỳ tính kết quả kinh doanh (công ty tạm thời chưa tính thuế TNDN).
2.  Giả sử doanh nghiệp trong kỳ có 10.000.000đ chi phí không chứng từ hợp pháp bị loại trước khi tính thuế TNDN. Các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí còn lại đều là đối tượng tính thuế TNDN hợp pháp, hợp lệ. Thuế suất thu nhập DN phải nộp 28%/ tổng thu nhập chịu thuế. Hãy thực hiện lại các công việc kế toán vào cuối kỳ tính kết quả kinh doanh (theo yêu cầu 1).

Bài giải :

1.         

Nợ TK 511:    256.000.000    

Có TK 521:    500.000   

Có TK 532:    1.500.000    
Có TK 531:    9.000.000    
Có TK 911: 245.000.000    

2.         

Nợ TK 515:    18.000.000    = 13.000.000 + 2.000.000 + 3.000.000

Có TK 911:    18.000.000    


3.         

Nợ TK 711:    200.000    

Có TK 911:    200.000    

4.

Nợ TK 911: 150.000.000

Có TK 632: 150.000.000

5.         

Nợ TK 911:    4.000.000    

Có TK 635:    4.000.000    

6.         

Nợ TK 911:    20.500.000    

Có TK 641:    20.500.000    = 20.000.000 + 500.000

7.         

Nợ TK 911:    13.000.000    

Có TK 642:    13.000.000    = 12.000.000 + 800.000 + 200.000

8.         

Nợ TK 911:    2.300.000    

Có TK 811:    2.300.000    

Bút toán điều chỉnh (lẽ ra cái này điều chỉnh trước rồi mới ghi nhận vào 911):
a.    

Nợ TK 642:    800.000

Có TK 142:    800.000

b.    

Nợ TK 641:    500.000

Có TK 352:    500.000

c.    

Nợ TK 642:    200.000

Có TK 351:    200.000

d.    

Nợ TK 1381:    2.000.000

Có TK 515:    2.000.000

e.    

Nợ TK 338:    3.000.000

Có TK 515:    3.000.000

ke toan
Đăng bởi: Giang Mèo
  • in
  • Lượt xem: 104K
Có bất cứ câu hỏi nào vui lòng gửi tại mục bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.
Từ khóa: bai tapdoanh thu
Hãy để lại bình luận nếu bạn có vướng mắc về bài viết.